Hướng dẫn xử lý tường nhà bị nứt hiệu quả đơn giản từ A – Z

Tường bị nứt không phải là một hiện tượng xảy ra nhanh chóng mà được tạo thành sau một quá trình tác động lâu dài. Nếu không xử lý kịp thời, tường nhà có thể bị dột nước và xuất hiện nhiều côn trùng gây hại,…

Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này và làm sao để khắc phục? Hôm nay trong bài viết này, DADU Paint Việt Nam sẽ hướng dẫn cách xử lý tường nhà bị nứt nhanh gọn và hiệu quả nhất, cùng theo dõi ngay nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tường nhà bị nứt là gì?

Trước khi đề xuất giải pháp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao mặt tường xuất hiện vết nứt. Những nguyên nhân được liệt kê dưới đây không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm độ an toàn của ngôi nhà.

1./ Tường nhà bị nứt do lỗi kỹ thuật khi thi công

Trong quá trình thi công sơn nhà, các vấn đề kỹ thuật sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng của tường. Dưới đây là một số vấn đề về kỹ thuật, thi công kém gây ra hiện tượng tường bị nứt:

– Gia cố, ép cọc và thi công nền móng không đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.

– Bê tông không đạt chuẩn khiến công trình không đảm bảo

– Cốt thép sử dụng kém chất lượng.

– Giằng móng không đạt chuẩn, chất lượng kém.

– Để mạch ngừng khi đang tiến hành thi công.

– Sử dụng chất liệu vữa không đồng bộ giữa các lần đổ bê tông.

– Không tính toán khả năng chịu lực của móng trước khi xây nhà khiến độ chịu lực vượt quá giới hạn này, dẫn đến vỡ móng làm nhà bị nghiêng và  nứt tường.

Chính vì vậy việc giám sát về mặt kỹ thuật trong quá trình xây dựng, thi công nhà ở là vô cùng quan trọng, giúp hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải.

2./ Tường bị nứt do tác động của ngoại cảnh

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Một số tác động có thể gặp đó là: dư chấn động, nhà bị đâm dụng, khoan tường,.. Khi gặp các tác động này, thì ngôi nhà sẽ bị rung lắc làm cho các lớp tường dễ bị nứt gãy. Từ đó tạo ra các đường nứt ngang hoặc dọc trên bề mặt.

Bên cạnh đó, nếu xây nhà vào những ngày nắng gắt, thì vật liệu xây bay hơi nhanh, xi măng chưa kịp kết dính dễ dẫn tới việc tường nhà có vết nứt chân chim.

Với nguyên nhân về ngoại cảnh có thể chủ động khắc phục và hầu hết sẽ không ảnh hưởng đến kết cấu của công trình. Tuy nhiên đối với những vết nứt lớn hơn thì có thể lan ra rất nhanh nên cần xử lý nhanh chóng để đảm bảo an toàn.

Hướng dẫn cách xử lý tường nhà bị nứt ngang an toàn và hiệu quả

Đối với vết nứt kích thước nhỏ

Trong trường hợp này, thì gia chủ hoàn toàn có thể tự xử lý tường nhà bị nứt ngang bằng cách sau:

– Đục bỏ lớp trát cũ trên tường ngang theo khe nứt

– Vệ sinh sạch sẽ vết nứt trên tường

– Tưới ẩm cho các vết nứt đó

– Trát lại bằng vữa già để xử lý

– Đợi khoảng từ 7 – 10 ngày sau trát sơn lại để hoàn thiện

Đối với vết nứt có kích thước lớn

Đối với trường hợp này, gia chủ cần đẩy nhanh quá trình xử lý. Bởi các vết nứt lớn có thể nhanh chóng lan ra các khu vực khác. Để xử lý tường nhà bị nứt, gia chủ nên trám lại các vết nứt để tạo nên sự bằng phẳng. Tiếp đó cần trát thêm một lớp bột cùng sơn một lớp chống kiềm nữa.

Và dưới đây là cách xử lý tường nhà bị nứt lớn đơn giản nhất bạn có thể thử.

– Bạn sử dụng vữa để trám đầy các lỗ hổng, những vết nứt lớn trên tường.

– Sau đó làm phẳng lại bề mặt bằng bột trét chuyên dụng cho các vết nứt lớn.

– Không được để tường quá khô trong khi xử lý, cần giữ độ ẩm cho tường sơn khoảng 16% để tăng độ hiệu quả.

– Tiếp tục thi công thêm một lớp sơn lót chống kiềm cho tường.

– Chờ cho lớp sơn khô lại, sau đó phủ lên trên từ 1 đến 2 lớp sơn chống thấm.

Hướng dẫn xử lý tường nhà bị nứt dọc an toàn và hiệu quả

Cách xử lý tường nhà bị nứt dọc cũng khá giống với các xử lý tường nhà bị nứt ngang. Nhưng ở trường hợp tường bị nứt dọc thường là các vết nứt sâu và tường ở mép cửa sổ.

Xử lý tường bị nứt sâu

Hiện tượng tường bị nứt sâu thường là do đơn vị thi công không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng. Việc này tạo ra các vết nứt trên tường vừa sâu vừa rộng. Chúng khiến cho các viên gạch bên trong cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Để xử lý tường nhà bị nứt sâu, bạn nên liên hệ với các đơn vị chuyên  nghiệp để xử lý.

Xử lý tường bị nứt ở mép cửa sổ

Trong một số trường hợp khác thì các vết nứt dọc nằm ở mép cửa sổ. Cách hiệu quả và đơn giản nhất là lấy đà lanh tô và thay đà lanh khác dài hơn, nhằm tạo đủ độ chắc chắn cho công trình và đảm bảo rằng tình trạng nứt không trở lại.

Nếu bạn dùng vữa để trám lại các vết nứt thì chỉ mang lại hiệu quả tức thời trong thời gian ngắn và chúng vẫn có thể sẽ quay trở lại.

Trên đây là những chia sẻ của DADU Paint Việt Nam về cách xử lý tường nhà bị nứt nhanh chóng và hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua website: https://okasan.com.vn/ hoặc số điện thoại 036.55.11.288 để được hỗ trợ nhé!

 

036.55.11.288